Nhật Bản khoảng 500 đến 1500: Miền đất của những Samurai

Năm 500. hoàng tộc Yamato kiểm soát phần lớn Nhật Bản. Họ thán phục cách cai trị đất nước của các hoàng đế Trung Quốc nên đã xây dựng kinh đô Nara của mình phỏng theo mô hình Trường An của Trung Quốc.
Kinh đô Nara là kinh đô cổ xưa nhất Nhật Bản, được xây dựng mô phỏng theo thành Trường An- Trung Quốc


Đạo Shinto và đạo Phật

Tại Nhật Bản, Shinto là tôn giáo bản địa. Các tín đồ đạo này cho rằng linh hồn người chết cư ngụ trong các tảng đá, cây cối và các dòng suối. Khoảng năm 600, các nhà sư từ Trung Quốc và Triều Tiên đã truyền bá đạo Phật vào Nhật Bản. Đạo Phật nhanh chóng phát triển nhưng đạo Shinto không tàn lụi. Hai tôn giáo này, dần dần qua thời gian ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau, khiến cho nhiều lý thuyết, giáo điều của tôn giáo này lại bắt nguồn từ quan niệm từ tôn giáo kia và ngược lại. Không chỉ thay đổi về quan niệm, cách thức thực hành các nghi lễ, nghệ thuật tôn giáo như tranh vẽ, kiến trúc,...đều ít nhiều phảng phất màu sắc của cả Phật giáo và Thần đạo Shinto.

Cổng đền Thần đạo Shinto Nhật Bản

Triều đình của các Thiên hoàng

Năm 784, Thiên hoàng Nhật Bản dời đô về Heian ( Kyoto hiện nay) và sống một cách xa hoa, tách biệt với dân chúng. Nhiều phụ nữ thông minh đã sống trong triều đình của Thiên hoàng . Một trong số đó là nữ quan Murasaki Shikibu, người đã viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên trên thế giới, cuốn Truyện kể Genji.

Một góc Heian nhộn nhịp xưa

Truyện kể Genji viết về một hoàng tử thời xưa tên là Genji, tiêu biểu cho tầng lớp quý tộc đẹp và hào hoa. Ngoài những chuyện tình lãng mạn và các biến cố trong đời sống chính trị thời đó, tác giả đã đưa vào tác phẩm một số giáo lý cơ bản của đạo Phật như nghiệp và vô thường. 

Cuốn tiểu thuyết đầu tiên trên thế giới

Quý tộc và Tướng quân

Dần dần  Thiên hoàng cắt đất ban cho các gia đình quý tộc. Ban đầu, gia tộc Fujiwara là những người rất có thế lực. Nhưng đến năm 1192, dòng họ Minamoto giành được quyền kiểm soát Nhật Bản. Thiên hoàng đã ban cho Minamoto Yoritomo tước hiệu Tướng quân đầu tiên., tức tư lệnh của quân đội. Đó là vị Tướng quân đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản và các Tướng quân mới thực sự là người cai trị Nhật Bản trong suốt 700 năm kế tiếp.

Các đội quân Samurai

Các Tướng quân dựa vào các lãnh chúa địa phương để cai trị đất nước. Mỗi lãnh chúa lại có các đội quân riêng gọi là Samurai. Các Samurai chiến đấu ngoan cường để bảo vệ lãnh chúa của mình và sẵn sàng chết vì lãnh chúa ấy. Họ cũng đã đẩy lui giặc ngoại xâm như quân Mông Cổ.

Các Samurai sẵn sàng hy sinh để bảo vệ lãnh chúa của mình

Kịch Noh

Các nghệ sĩ trình diễn các vở kịch gọi là kịch Noh để các gia đình quý tộc tiêu khiển. Trong kịch Noh, các nghệ sĩ đều là đàn ông và đeo mặt nạ để người xem nhận ra nhân vật mà họ thủ vai thuộc loại người nào. Một cở kịch Noh có sự phối hợp giữ âm nhạc, hát, múa và ngâm thơ.

Bằng cách diễn đạt ước lệ, chiếc mặt nạ kịch Noh cho khán giả biết về mẫu nhân vật trên sân khấu

Các nghề ở Nhật Bản

Thời kỳ này, phần lớn người dân Nhật Bản là nông dân trồng lúa trên ruộng của lãnh chúa. Những người khác làm các nghề đánh cá, thợ mỏ, làm giấy, dệt lụa, rèn gươm, kiếm và thợ mộc. Nông dân và thợ thủ công mang hàng của mình ra bán tại các thành phố. 

Những mốc thời gian quan trọng

  • 500: Triều đình Yamato kiểm soát phần lớn Nhật Bản
  • 710: Nara trở thành kinh đô Nhật Bản
  • 794: Heian trở thành kinh đô Nhật Bản
  • 858-1160: Dòng họ Fujiwara kiểm soát Nhật Bản
  • 1192: Minamoto Yoritomo trở thành Tướng quân đầu tiên 
  • 1274-1281: Quân Mông Cổ tìm cách xâm lược Nhật Bản

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.