Mạc phủ Tokugawa (P2)

Kinh tế

Nông nghiệp

Tiếp tục phát triển. Cải tiến phương pháp sản xuất truyền thống, dùng phương pháp của người Trung Quốc trong chọn giống, dùng phân bón, cải tiến công cụ, luân canh.

Thủ công nghiệp

Sản xuất được nhiều mặt hàng nổi tiếng  như giấy, rượu, dệt...và sự ra đời của nhiều công trường thủ công lớn.

Thương nghiệp

Xuất hiện các đoàn Châu ấn thuyền tỏa đi giao thương ở nhiều nơi. Khi mới lên cầm quyền Ieyasu đã lấy việc giao dịch, buôn bán với bên ngoài làm phương tiện bổ sung tài chính quốc gia khiến ngoại thương phát triển mạnh.

Một tàu buôn nước ngoài cập cảng Nhật Bản

Năm 1639, Nhật Bản ban bố lệnh " Tỏa quốc", ngoại thương bị cắt đứt, trái lại nội thương được chú trọng phát triển mạnh.. Từ đó bắt đầu sự ra đời của nhiều Thương hội và Thương đoàn.

Ngoại giao

Về sau, trước sự câu kết của các giáo sĩ Thiên Chúa giáo với các lãnh chúa ở miền Tây và những mâu thuẫn với tôn giáo bản địa đã khiến chính quyền Mạc phủ lo ngại, để rồi sau đó thực hiện chính sách cấm đạo và đuổi giáo sĩ. Sau khi Ieyasu qua đời, việc bài đạo trở nên gay gắt hơn.


Các giáo sĩ phương Tây ở Nhật Bản thế kỷ XVI

Năm 1633, người Nhật không được xuất ngoại. Năm 1639, các thương nhân nước ngoài ( trừ người Hà Lan) đều bị đuổi về nước.

Người ngoại quốc trong mắt người Nhật bản địa

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.