Kiến trúc nhà Nhật thời Cổ đại

Vào đầu thời kỳ Toàn tân (khoàng 1 vạn năm cách ngày nay), Nhật Bản trở thành một quần đảo tách ra khỏi lục địa châu Á. Con người trên quần đảo này bắt đầu hình thành nên những phương thức sinh hoạt, lao động mới để thích nghi với điều kiện sống cách xa đất liền. Từ đây một nền văn hóa mới xuất hiện và kéo dài từ khoàng 8000 năm trước Công nguyên  đến 300 năm trước Công Nguyên.
 Gắn liền với loại đồ gốm hình dây vặn thừng nên nền văn hóa này được đặt tên là văn hóa Jomon ( Thằng Văn thời đại).Thời kỳ này ngoài các hang động, người Jomon đã biết xây dựng các ngôi nhà kiểu Tateana. Đây là kiểu cư trú đặc trưng của người Nhật cho đến khoảng thế kỷ VIII. Người ta chọn những địa điểm gần nguồn nước, đào các hố hình tròn sâu khoảng 50-100cm, rộng khoảng 20-30m2,  đập bằng mặt hố làm nền nhà, thành hố làm tường. Trên nền nhà, người ta đào 4-8 lỗ để dựng cột, ở giữa đặt bếp lửa. Thời kỳ này chưa có bếp lò nên để đun nấu người ta treo nồi đất lên trên bếp lửa bằng một loại giá đỡ đơn giản hay loại móc thả từ mái xuống. Mai nhà lợp bằng lá và cỏ. 
Người Jomon cất nhà

Kiểu nhà Tateana thời Jomon

Xung quanh nhà là các rãnh thoát nước. Mỗi ngôi nhà đủ cho khoảng 4-6 người sinh sống. Các di chỉ thường có vài chục ngôi nhà tập trung thành hình vòng cung hay hình móng ngựa. Ở một số nơi đã xuất hiện những ngôi nhà lớn  được xác định là nơi sinh hoạt hay chế tạo công cụ tập thể.

Các quần tụ dân cư Jomon qua hình vẽ minh họa

Vào khoảng thế kỷ thứ III trước CN, ở miền Bắc đảo Kyushu đã xuất hiện một loại đồ gốm mới  khác hẳn đồ gốm Jomon. Trong khoảng hai thế kỷ, nền văn hóa cùng thời với loại đồ gốm này đã lan rộng ra toàn bộ miền Tân Nam nước Nhật, cho đến giữa đảo Honshu. Sau này các nhà khảo cổ học đã dựa vào địa danh nơi lần đầu tiên tìm thấy loại đồ gốm này để đặt tên cho nền văn hóa là văn hóa Yayoi (Di sinh thời đại) kéo dài từ thế kỷ thứ III trước CN đến thế kỷ thứ III sau CN.
 Cùng với sự cải tiến về kỹ thuật canh tác nông nghiệp, các cư dân Yayoi đã chuyển dần từ vùng đồi cao xuống các vùng đất thấp bằng phằng, đặc biệt là vùng đồng bằng sông hay ven biển để tiện tưới tiêu. Các di chỉ tìm được thời kì này cho thấy người Yayoi sống trong các ngôi nhà Tateana hình tròn hay hình vuông với bốn góc tròn.Từ vị trí các cột có thể hình dung nhà được lợp hai mái hay bốn mái. Ngoài ra để bảo quản thức ăn ngươi ta dựng các nhà kho kiểu nhà sàn.
Nhà sàn thời Yayoi
            Trong cùng một khu vực cư trú đã xuất hiện sự khác biệt về quy mô giữa các ngôi nhà chứng tỏ đã có sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội.
Mô hình quần tụ nhà thời Yayoi
Từ cuối thế kỷ thứ III đến đầu  thế kỷ VIII là thời kì phát triển rực rỡ  của nền văn  hóa Kofun (Cổ mộ). Cùng với sự xuất hiện của hàng loạt  các mộ cổ có hình dạng kiến trúc đặc biệt thì về  kiến trúc nhà ở cũng có ít nhiều sự thay đổi. Đa số cư dân Nhật Bản thời kỳ này vẫn sống chủ yếu trong các ngôi nhà Tateana hình vuông có hai mái. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của văn hóa lục địa, các gia đình giàu có bắt đầu  xây nhà trên mặt đất. Người ta đào hố chôn cột rồi cất nhà trên mặt đất hoặc nhà sàn, xung quanh đào hào thoát nước và dựng hàng rào bảo vệ. Đôi khi trong khuôn viên của các nhà khá giả  có dựng nhà thờ cúng riêng.

Dười thời Heian (794-1185), nhà ở của dân chúng được xây dựng theo kiểu Hottate Bashira gồm các cột chính được chôn xuống nền đất, mái lợp vỏ cây hay rơm, tường bằng giấy, tre, gỗ. Loại nhà Tateana vẫn còn phổ biến ở vùng Đông Bắc.
 Dinh thự của quý tộc được xây dựng theo kiểu Shinden-zukuri( Thẩm điện tạo). Trong đó, tòa nhà chính là Thẩm điện (nhà ở của chủ), được lợp bằng vỏ cây , quay mặt về phía nam, nơi có hồ nước và vườn cảnh. Giữa hồ nước thường có đảo nhỏ được tạo nên bằng chính đất đào hồ. các hành lang dài gọi là Watari dono (Độ điện) nối Thẩm điện với các dãy nhà ngang ở phía Đông, Tây và Bắc. Lúc này dinh thự kiểu này được bố trí đối xứng, nhưng từ giữa thời Heian, cấu trúc không cân xứng trở nên phổ biến.


Kiến trúc Thẩm Điện Tạo dưới thời Heian

x

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.