VĂN HÓA YAYOI ( TK III TCN- TK III SCN)

Hình thành

Đầu thế kỷ thứ III trước CN, ở miền Bắc đảo Kyushyu đã xuất hiện một loại đồ gốm khác hẳn  đồ gốm Jomon . Trong khoảng 2 thế kỷ, nền văn hóa văn hóa cùng thời  với loại đồ gốm này đã lan rộng ra toàn bộ miền Tây Nam nước Nhật, cho đến giữa đảo Honshyu tẹo nên nền văn hóa gọi là Yayoi     ( Di sinh thời đại)

Văn hóa Yayoi ( Di Sinh thời đại)

Các thời kỳ: 

Tiền kỳ--> Trung kỳ--> Hậu kỳ

Con người

Nhiều nghiên cứu cho rằng các cư dân Yayoi đầu tiên có nguồn gốc từ Trung Quốc di cư đến Nhật Bản, xuất hiện ở miền Bắc Kyushyu và sau đó chuyển lên hòn đảo lớn nhất Nhật Bản là Honshyu, nhanh chóng thay thế người Jomon bản địa.

Các cư dân Yayoi
Phục dựng cuộc sống của các cư dân Yayoi

Sinh hoạt

Do sự ra đời của nền nông nghiệp lúa nước , người ta phải chọn những vùng đất thấp, ngập nước gần sông hồ để trồng lúa nước . Chuyển dần từ vùng đồi cao xuống vùng đất thấp bằng phẳng, đặc biệt là vùng đồng sông hay ven biển để tiện làm công tác thủy lợi.

Canh tác nông nghiệp thời Yayoi

Đã xây nhà trên mặt đất với dạng hình tròn hay hình vuông  với 4 góc tròn có lợp mái, xây dựng các nhà kho kiểu nhà sàn để bảo quản phẩm vật và nông cụ. Do đã có sự phân biệt giàu nghèo nên quy mô các ngôi nhà cũng rất khác nhau.
Nhà sàn thời Yayoi

Người chết được chôn cất ở các gò, đồi ngoài làng, gồm các loại : mộ đất, mộ chum, mộ đá. Chôn nằm thẳng không còn hình thức khuất táng. Xuất hiện các hình thức mai táng mới cho thấy quan niệm về cái chết đã thay đổi. Đồ tùy táng đã có sự phân biệt đẳng cấp.

Quần tụ dân cư thời Yayoi

Lao động

Đồ gốm mỏng hơn so với gốm Jomon, chất liệu đất sét tốt hơn được nung ở nhiệt độ cao nên bền chắc hơn và có màu nâu đỏ. Đồ gốm được làm bằng tay hoặc bàn xoay, dáng thon , tiện sử dụng,hoa văn trang trí đơn giản. Thạp, bình cao dùng dự trữ thức ăn, nồi nấu, bát...

Đồ gốm thời Yayoi

Tiếp tục sử dụng công cụ bằng đá với kỹ nghệ ngày càng cao, sắc bén, hiệu quả sử dụng tốt. Đồ gỗ,tre tuy dễ mục nát nhưng vẫn được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt hằng ngày.
Sự xuất hiện của các công cụ bằng kim loại ( chuông, gương, vũ khí đồng và vũ khí sắt), cụ thể là đồng và sắt cùng với các kỹ thuật rèn, đúc được truyền sang từ Trung Quốc và Triều Tiên đã tạo ra bước phát triển nhảy vọt trong chế tác công cụ và đời sống xã hội.



Công cụ và vũ khí kim loại thời Yayoi
 Nhờ có kim loại mà việc chế tác công cụ bằng các vật liệu khác dễ dàng hơn, kỹ thuật cao hơn làm tăng năng xuất trong lao động sản xuất, tự vệ và sinh hoạt. Tác động và gây ra sự phân hóa xã hội.

Xã hội

Quan hệ huyết thống tiến lên quan hệ láng giềng rồi làng xã

Tiến lên quan hệ làng xã



Kỹ thuật canh tác và bào quản tiến bộ, thức ăn, của cải và đát đai đều dư thừa, có của ăn của để dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo. Bên cạnh đó việc nảy sinh nhu cầu khai khẩn đất canh tác, hợp tác canh tác và trị thủy đã dẫn đến sự xuất hiện của các thủ lĩnh và tầng lớp nô lệ

Các thủ lĩnh bộ lạc
---> Hình thành các tiểu vương quốc bao gồm nhiều công xã nông thôn trên một phạm vi rộng.


Trang phục thời Yayoi




Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.