NHÀ NƯỚC YAMATO

Hình thành

Văn hóa Yayoi có hai trung tâm văn hóa lớn, một trong đó là vùng Yamato thuộc Kinki.
Trên cơ sở này, văn hóa Kofun ( Cổ mộ) phát triển mạnh mẽ và lan tỏa rộng khắp.
Vùng Yamato xưa

Từ cuối thế kỷ III đến đầu thế kỷ IV, ở khu vực này xuất hiện một thế lực chính trị, tôn giáo hùng mạnh nhờ liên kết các thủ lĩnh bộ lạc dưới sự lãnh đạo của một thủ lãnh hùng mạnh nhất. Trong các thế kỷ IV, V thế lực chính trị này đã mở rộng dần ảnh hưởng bằng cách vừa chinh phục vừa liên kết với  các vùng lân cận, tiến tới hình thành một nhà nước cổ đại thông nhất trong một phạm vi rộng lớn từ miền Bắc đảo Kyushyu đến trung tâm đảo Honshyu, gọi là nhà nước Yamato ( Đại Hòa). Vị thủ lĩnh hùng mạnh đứng đầu nhà nước này chính là tổ tiên của dòng họ Thiên Hoàng ngày nay.

Binh lính Yamato



Quá trình phát triển

Năm 367, đặt quan hệ ban giao chính thức với Bách Tế. Hỗ trợ nước này trong cuộc chiến với Tân La và Cao Cú Li, xác lập thần quốc Nhậm Na. Năm 400, bị Cao Cú Li đánh bại tại bán đảo Triều Tiên. Sau đó, Yamato thắt chặt quan hệ với Bách Tế đồng thời nối lại quan hệ với Trung Hoa để gây sức ép với Cao Cú Li. ( Theo Tống thư, một hoàng đế Trung Hoa đã phong tước cho 5 phiên vương của Oải quốc đến cai trị Bách Tế và Tân La vào năm 421).
Chế độ chính trị thời Yamato là chế độ Thị tính. Cơ sở căn bản của xã hội lúc này là các thị tộc gồm nhiều gia đình sống quây quần trong một đại vực nhất định và thường có nghề nghiệp chung. Trong nước có nhiều thị tộc.
Một quý tộc Yamato

Trong các thế kỷ IV, V số người Triều Tiên di cư sang Nhật Bản ngày càng đông để tránh tình hình loạn lạc trong nước. Họ  đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá các kỹ thuật thủ công và văn hóa từ lục địa vào Nhật Bản.
Các trí thức gốc Triều Tiên cũng đã có công truyền bá chữ Hán vào Nhật Bản, cùng với đó là sự du nhập của Nho giáo và đến khoảng giữa thế kỷ VI, Phật giáo bước đầu được truyền bá vào Nhật Bản. Việc truyền bá Phật giáo lúc đầu đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ của một số quý tộc quan lại trong triều đình Yamato và trờ thành nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai dòng họ thế lực nhất vốn đã mâu thuẫn về lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị là Soga và Mononobe. Cuối cùng dòng họ Soga giành thắng lợi. Từ đây bắt đầu thời kỳ phát triển của Phật giáo tại Nhật Bản.

Các chiến binh Yamato



Trong cac thế kỷ V, VI, nhà nước Yamato đã vấp phải những khó khăn liên tiếp trong và ngoài nước. Cuộc chiến  tranh giành ảnh hưởng ở bán đảo Triều Tiên vẫn chưa chấm dứt thì trong nội bộ triều đình đã bắt đầu lục đục. Năm 562, Tân La đánh chiếm, Nhậm Na kết thúc  hai thế kỷ xâm chiếm của Nhật Bản. Đến thế kỷ VI, nhà nước Yamato bắt đầu bộc  lộ những mâu thuẫn trong nội bộ triều đình cũng như giữa triều đình với các đại phương. Thất bại ở bán đảo Triều Tiên là một biểu hiện của tình trạng suy yếu của chính quyền Yamato. Chế độ Thị tính trở nên không còn phù hợp đòi hỏi một chế độ chính trị tập quyền cao hơn.
Quan lại Yamato

Vào nửa sau thế kỷ VI, triều đình Yamato lâm vào tình trạng suy yếu và phân liệt.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.