THỜI KỲ HEIAN

Sự phát triển của chế độ phong kiến Nhật Bản  thời kỳ Heian dựa trên hai đặc điểm chính là Chủ nghĩa gia tộc và Chế độ trang viên.
Một bức tranh thời Heian mô tả cuộc sống trong các trang viên

Chủ nghĩa gia tộc

Do mong muốn hạn chế ảnh hưởng của các thế lực tôn giáo cũ ( Cụ thể là Phật giáo), đồng thời do xảy ra sự thay đổi trong triều chính: Quyền lực của dòng họ Fujiwara ngày càng lớn mạnh nên kinh đô đã được chuyển đến Heian nơi dòng họ Fujiwara đang nắm giữ.
Từ năm 794-850, kinh đô mới được xây dựng, hệ thống chính trị được củng cố, quyền lực tập trung vào tay Thiên Hoàng.
Phục trang thời Heian

Từ năm 850-1068, thế lực dòng họ Fujiwara tìm mọi cách để tước đoạt quyền lực của Thiên Hoàng, kể cả dùng thủ đoạn để xóa bỏ nguồn gốc thần thánh của Thiên Hoàng. Đồng thời để củng cố  địa vị chính thức của mình, dòng họ này đã đề ra những vị trí như Nhiếp chính quan, Nhiếp chính quan bạch khiến cho trên thực tế, Thiên Hoàng mất hết mọi quyền hành. Đến thời Fujiwara Michinaga thì thanh thế của dòng họ này đạt đến mức cao nhất.
Quý tộc thời Heian

Từ năm 1066 đến năm 1192: Mâu thuẫn giữa Thiên Hoàng và dòng họ Fujiwara ngày càng gay gắt. Thiên Hoàng GoSanjo và Sirakawa quyết định không tuyển chọn Hoàng hậu từ dòng họ này. Thành lập Kí Lục Sở và Tàng Nhân  Sở do Thiên Hoàng trực tiếp nắm quyền. Thiết lập chế độ Thượng hoàng-Pháp hoàng. Năm 1086, Viện chính được thành lập. Đầu thế kỷ XII, Thiên Hoàng dựa vào hai thế lực dòng họ Taira và Minamoto để chống lại Fujiwara. Sau đó, hai dòng họ này quay sang mâu thuẫn lẫn nhau gây ra nội chiến. Năm 1185, quyền lực rơi vào tay dòng họ Minamoto.

Chế độ trang viên

Do chính quyền trung ương tan rã, người nông dân phá sản, gia tăng dân số khiến Chế độ ban điền trước đó cũng sụp đổ theo. Giữa thế kỷ X, hình thức sở hữu tư nhân về ruộng đất của các chúa phong kiến được thiết lập dẫn đến sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của Chế độ trang viên.
Một trang viên thời Heian

-Toàn bộ ruộng đất của lãnh chúa có thế lực đều được miễn thuế và có quyền bất khả xâm phạm về mặt hành chính-->Không chỉ là một khu vực hành chính độc lập mà còn là một đơn vị kinh tế tự cung tự cấp.
Hình ảnh cuộc sống trong một trang viên


- Đi đôi với sự lớn mạnh về kinh tế và chính trị là việc xây dựng lực lượng vũ trang riêng (Samurai)
Một Samarai dưới thời Heian

  --> Hình thành quan hệ thái ấp.
Cuộc sống sinh hoạt trong các trang viên rộng lớn thời Heian

---> Vừa có nét giống với phương Tây vừa có nét giống với chế độ phong kiến nhà Trần của Việt Nam.
Một ngôi chùa nổi tiếng được xây dựng dưới thời Heian

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.