Vài nét về linh hồn và cái chết trong quan niệm của một số nước phương Đông( Kỳ 2)


1.Cao nguyên Tây Tạng.
Cao nguyên Tây Tạng là nơi xuất phát của Phật giáo Kim cương thừa. Nơi những vị Lạt Ma đáng kính chuẩn bị sự ra đi của mình sang thế giới bên kia trong thiền định. Trong quan niệm của họ, đó ko phải là chết mà  đang thực hành tư thế thiền sâu theo truyền thống Phật giáo cổ xưa của các vị Lạt Ma-một dạng thiền định sâu có thể vượt qua sự sống và cái chết và "Nếu người thiền có thể tiếp tục trạng thái thiền này, ông ấy có thể thành Phật".
           Nhục thân trong tư thế Thiền hoa sen của một vị Lạc Ma Tây Tạng


    Để đạt đến trạng thái Thiền tịch thâm sâu này, nhiều vị Lạt Ma đã tự chuẩn bị cho mình từ trước đó bằng cách tuyệt thực dài ngày, sau đó được đưa lên những hang động trên núi cao và tiếp tục thiền định cho đến khi qua đời trong tư thế ngồi thiền hoa sen. Xác của họ được khí hậu khô nóng tự nhiên nơi đây bảo quản trong điều kiện gần như hoàn hảo. Một số khác sau khi viên tịch, nhục thể của họ được các môn đệ tiến hành tẩm ướp bằng những kĩ thuật hết sức phức tạp mà các bước cơ bản được thuật lại như sau:
1. Tẩy uế lau rửa bên ngoài nhục thân bằng thứ nước thơm nấu từ nhiều dược thảo chỉ mọc ở bình nguyên Tây Tạng, mổ lấy tất cả nội tạng ,đem cất vào trong những cái vại sành đóng chặt, rồi lau khô phía bên trong cơ thể bằng chất thuốc đặc chế thứ thuốc này sẽ đông đặc lại và nhờ đó thân hình người chết sẽ giữ được vẻ ngồi tự nhiên như khi còn sống.
2. Đợi thuốc khô cứng lại, mới nhồi một số tơ lụa có tẩm sẵn dược liệu và hương liệu vào bên trong xác ướp. Công đoạn này cần đến ít nhất 10 lạt-ma thông hiểu y lý và nắm vững bí quyết ướp xác thực hiện một cách kiên nhẫn từng tý một trong suốt nhiều ngày đêm (không ước định trước là bao lâu, chỉ lấy việc hoàn tất theo yêu cầu làm kỳ hạn cuối cùng. Họ đắp từng lớp tơ lụa mỏng có ướp thuốc cho đến khi chúng dày lên tới độ cần thiết cho kỹ thuật ướp xác. Trong quá trình đó họ phải để  mắt theo dõi, canh chừng để luôn luôn đổ thêm những chất thuốc khác nhau lên da thịt, đợi cho khô, rồi dán lên đó những lớp lụa thật mỏng.
3. Khi nhục thân bảo đảm ướp đầy các lớp tơ lụa đủ liều lượng, xác chuyển xuống căn phòng xây lún sâu vào vách đá, đặt trên sàn nhà có rải lớp thuốc nghiền thành bột rất dày. Ở đó một lò nung đặc chế với những lỗ thông hơi chằng chịt để giữ nhiệt độ luân chuyển đều đặn quanh bức tường  thiết kế sẵn. Mọi người rút lui, đóng cửa lại, để xác nằm giữa phòng và các lạt-ma châm lửa ,suốt bảy ngày ngọn lửa tí tách cháy - đến ngày thứ tám người ta mới tắt lửa, nhưng chưa mở cửa phòng vội. Phải đợi thêm vài hôm sau khi nhiệt độ trong phòng hạ xuống, người ta mới mở ra - bắt đầu công đoạn khác.
4. Các lạt-ma chuyên trách cạo hết các lớp bột bám quanh xác ướp và bóc hết các lớp vải bọc bên ngoài,  cái xác trơ trụi y như lúc còn sống, chỉ hơi đen xám đi một chút, bấy giờ nhìn vào thấy xác ướp dường như  có thể sống dậy bất cứ lúc nào.
5. Để giữ lâu bền và làm đẹp hơn, những kỹ thuật viên chuyên trách đắp các lớp vàng thật mỏng lên thi thể xác ướp - họ làm việc thật thong thả, phết những lớp vàng tế nhuyễn, tinh xảo và khi hoàn tất, họ để lại một xác ướp mạ vàng coi tự nhiên như người sống và đưa lên kiệu chuyển đến một đường hầm bí mật mà cửa vào được ngụy trang hết sức cẩn thận.
Bằng những phương thức tinh tế và kì công như vậy, nhiều vị Lạt Ma vẫn còn ngồi thiền định cho đến ngày nay, như thể đang miên man trong một cõi cao vọng nào đó và chiêm nghiệm về cuộc sống đang chảy trôi bên dưới. Việc lưu giữ nhục thân các vị Lạt Ma ngoài việc cho thấy kĩ thuật ướp xác cao của người Tây Tạng còn góp phần tôn vinh những giá trị chân-thiện –mỹ của Phật giáo Kim cương thừa và Thiền trong tâm thức con người.
Ngoài ra, do vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên đặc biệt, cư dân cao nguyên Tây Tạng còn có nhiều những hình thức an táng người chết độc đáo, thậm chí kì quặc à có phần ghê rợn.
Một trong số đó là tục Thiên táng. Xác người chết được đặt lộ thiên trên những cao nguyên chờ kền kền đến ăn.Tây Tạng có tổng diện tích khoảng 1,2 triệu km2, nằm ở phía đông bắc Ấn Độ, là nhà của dãy núi Himalaya và các vùng ít được khám phá.
Dân cư Tây Tạng chủ yếu sinh sống ở độ cao khoảng 5.000 m so với mặt nước biển. Ở vùng cao nguyên này, người ta sẽ thấy khí hậu vùng sa mạc núi cao khắc nghiệt với những cơn gió lạnh thấu xương. Cao nguyên Tây Tạng là hệ sinh thái cao nhất tồn tại trên thế giới. Người Tây Tạng không thể tiến hành chôn cất dưới lớp đá cứng hay băng lạnh, còn đất thì vô cùng đắt đỏ. Và việc hỏa táng cũng rất khó khăn khi gỗ cây, nhiên liệu đốt khan hiếm. Nhưng những đàn kền kền háu đói lượn trên bầu trời, sói lang thang quanh vùng lại rất nhiều. Câu hỏi về việc chôn cất ở Tây Tạng được giải đáp. Với những đặc điểm đó của vùng, tục "Thiên táng" là điều hợp lý nhất người Tây Tạng có thể làm. Đa số người Tây Tạng theo Phật giáo Kim cương thừa (Vajrayana), họ tin rằng các linh hồn người chết đã rời khỏi cơ thể và cái xác còn lại chỉ là phần "con". Còn kền kền được tôn kính như linh vật thiêng liêng ở đây. Chúng không phải loài ăn xác thối ma quái mà là "thánh đại bàng". Người Tây Tạng tin rằng việc an táng người chết bằng cách nuôi kền kền cũng giống như đức Phật tổ Như Lai lấy xác mình nuôi hổ dữ để khỏi hại các sinh linh khác trong thế giới. Vì thế, thi thể người chết được chim ăn sẽ nhanh chóng lên thiên đàng. Có hai hình thức thiên táng: cơ bản và long trọng. Những người dân du mục và dân làng ở vùng hẻo lánh thường sử dụng thiên táng cơ bản. Người chết đơn giản được mang lên núi để bọn kền kền tự tìm đến.
                                                       Thiên táng

Cách thứ hai phức tạp và mang tính nghi thức hơn. Các Lạt Ma sẽ cầu nguyện cho người quá cố được đặt ở tư thế ngồi suốt 24 giờ. Thi thể được cầu nguyện, tắm rửa sạch sẽ và bọc trong vải trắng. Cuối cùng, người ta sẽ phá vỡ xương cột sống của cái xác để thuận tiện cho việc mang tới nơi an táng. Một người bạn thân hay thành viên trong gia đình sẽ đeo cái xác trên lưng. 
Hành trình đến nơi an táng bắt đầu lúc sáng sớm. Các thành viên trong gia đình đi cùng để tụng kinh và chơi nhạc đám ma nhưng phải giữ một khoảng cách nhất định với người chết. Thi thể người chết được đặt nằm sấp xuống mặt đá, các rogyapa (người xử lý xác chết) hoặc những bậc thầy chôn cất sẽ đốt cây bách xù để tạo mùi thu hút đàn kền kền và bắt đầu công việc của mình với con dao sắc bén. Từ tóc đến nội tạng, cuối cùng là các chi của người quá cố được bóc tách và ném cho đám kền kền đói xúm lại. Rogyapa tiếp tục đập dập bộ xương còn lại, sau đó trộn với bột lúa mạch để đàn chim dễ "tiêu thụ hơn". 
Hỏa táng dành riêng cho các nhà sư chức vị cao và giới quý tộc. Người ta đổ bơ vào gỗ và rơm để đốt cháy thi thể. Tro tàn sẽ được đặt trong một hộp gỗ hoặc bình đất nung và chôn cất trong nhà, trên đỉnh núi, ngọn đồi hoặc một mảnh đất. Quan tài sẽ có hình một chiếc tháp. Tro cũng có thể được mang lên đỉnh núi cao để tán theo gió hoặc thả xuống sông. Nhưng tro của Đức Phật Sống hay Lạt Ma thường được cho vào những tháp vàng hoặc bạc nhỏ. 
                                                            Tháp táng
Một hình thức khác là Vách táng. Nếu người chết được vách táng, cơ thể họ sẽ được phủ một lớp bơ hoặc sữa, cùng với muối, nước hoa và sau đó niêm phong trong những thùng gỗ nhỏ để mang tới vách đá. Trong một số trường hợp, có thể chẳng cần "gia vị" nào. Người chết đơn giản được quấn băng vải.
                                                          Vách táng
Người Tây Tạng thường chọn vách núi xa khu vực dân cư sinh sống để mang quan tài tới. Những hang động cao 50 tới 200 m so với mặt đất cũng thường được sử dụng làm nơi an nghỉ cho người chết. 
Trong thủy táng, xác chết được bọc bằng vải trắng, rồi thả trôi sông. Có hai quan điểm khác nhau về thủy táng. Ở những nơi thiên táng là phổ biến, thủy táng được xem là cách kém trang trọng hơn và chỉ dành để mai táng những người ăn xin và người có địa vị thấp trong xã hội. Ở những nơi không có nhiều kền kền, thủy táng lại được chấp nhận rộng rãi với đa số người dân bình thường, đi cùng với các quy tắc nghiêm ngặt, thiêng liêng và long trọng. 
Về Địa táng, đối với người Tây Tạng, chôn cất là hình thức thấp kém. Chỉ những người bị bệnh truyền nhiễm hoặc bọn cướp, sát nhân mới "bị" chôn cất theo cách này. Địa táng có hai ý nghĩa: một là để loại trừ sự lây lan của bệnh dịch, hai là để trừng phạt người chết bằng cách cho họ xuống địa ngục. 
Hình thức Mộc táng dành cho trẻ em. Đặc biệt hay được dùng ở Nyingchi, phía đông nam Tây Tạng. Để tránh để những đứa trẻ khác nhìn thấy, Thi thể của các em nhỏ thường được đặt trong một chiếc thùng gỗ và treo trên cây trong một khu rừng xa xôi. 
                                                             Mộc táng
2.Trung Hoa.
Một trong những công trình cho thấy rõ quan niệm của người Trung Hoa xưa về cái chết rõ ràng và hoành tráng nhất được ghi nhận đến nay chính là lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Quần thể lăng mộ này như là sự tái hiện một cách đầy đủ, chân thực và sống động cái nhìn của người xưa về thế giới bên kia, như là nhìn thế giới hiện thực qua một tấm gương. Hay nói cách khác là “sống sao thác vậy”. Lúc sinh thời người mất đi thế nào, khi mất đi linh hồn cũng như thế. Khi sống cuộc đời có những gì thì chết đi cũng được gửi gắm vẹn nguyên như vậy. Cuộc đời trong thế giới bên kia không khác gì một bản sao trọn trịa của người đó trước lúc lâm chung. Cũng giống như người Ai Cập cổ đại, người Trung Hoa xưa thực hiện nghi lễ an táng và xây dựng hầm mộ với trình độ và qui mô tùy thuộc vào vai vế của người đã khuất. Bởi thế, là một hoàng đế uy quyền, lăng mộ Tần Thủy Hoàng đạt đến một tầm cỡ đáng kinh ngạc.Lăng mộ Tần Thủy Hoàng nằm ở phía bắc núi Ly Sơn thuộng địa phận tỉnh Thiểm Tây, cách Tây An 50 km về phía đông. Trên mộ bao bọc bởi một lớp đất đắp nổi cao 76 m, từ Nam đến Bắc dài 350 km, từ Tây sang Đông rộng 354m.Trên mặt đất xung quanh lăng mộ còn có hai lớp tường thành với diện tích bên ngoài lên tới 2 km2 Giữa hai lớp thành có các giác lâu, cung tẩm, chùa chiền, nhà ở…

                                Binh mã đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Bên dưới mặt đất là địa cung hình chữ nhật dài 460m từ Nam sang Bắc rộng 392m, từ Tây sang Đông, bốn phía có tường bao bọc. Tường bao quanh cao 27m, dày 4m, bốn phía đều có cửa. Tổng diện tích địa cung là 180.000 m2. Trong lăng mộ từ trên xuống dưới có ba tầng: tầng trên cùng là ngoại cung, tiếp theo là nội cung và sau cùng là tẩm cung. Diện tích tẩm cung khoảng 20.000 m2, trong tẩm cung các nhà khoa học phát hiện nồng độ thủy ngân cao hơn mức bình thường tới 280 lần.Ngoài địa cung, có 300 đường hầm với trên 5 vạn cổ vật quan trọng. Trong bộ Sử ký Tư Mã Thiên nổi tiếng đã mô tả việc xây lăng mộ Tần Thủy Hoàng như sau: “ Khi Tần Thủy Hoàng mới lên ngôi đã sai đào núi Ly Sơn. Đến khi thôn tính được thiên hạ thì cho dời 70 vạn người trong thiên hạ đến xây lăng mộ, đào ba con suối, ở dưới đồng nung và đưa quách vào. Đem những đồ quý báu của các cung điện, của các nơi dâng tặng xuống dưới cất giữ. Lại sai thợ làm máy bắn tên cứ có ai đào lên và đến gần là bắn. Sai lấy thủy ngân làm một trăm con sông như Trường Giang, Hoàng Hà và biến lớn. Các máy móc làm cho nước sông và biển chảy vào nhau. Ở trên có đủ thiên văn, ở dưới có đủ địa lý, lấy đầu cá nhân ngư để đắp đuốc trù tính thế nào để cháy mãi mãi không tắt. Sau khi hoàn thành xong lăng mộ, Tần Nhị Thế (con trai Tần Thủy Hoàng) sai đóng đường dẫn vào lăng mộ, lấp đắt cả các cửa hầm trôn sống theo tất cả các thợ xây dựng những đoạn cuối cùng của đường hầm. Sau đó cho trồng nhiều cây, cỏ lên trên mộ tạo thành một ngọn đồi".các nhà khảo cổ ước lượng có đến 8000 tượng làm bằng đất sét gồm có quan văn, quan võ, binh lính và ngựa, người hầu của Tần Thủy Hoàng. Các chiến binh đất nung và đội kỵ binh được dàn trận theo binh pháp nhà Tần. Mỗi chiến binh có chiều cao và khuôn mặt khác nhau, thậm chí biểu hiện trạng thái trên khuôn mặt cũng không  giống nhau.
                        Tái hiện hình ảnh oai phong lẫm liệt của Hoàng đế
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng là một trong những phát hiện khảo cổ vĩ đại nhất thế giới và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1987.
Việc xây dựng lăng mộ hoành tráng và được chuẩn bị từ sớm cho thấy khát vọng tiếp tục một cuộc sống khác huy hoàng sau cái chết, hay nói cách khác là tái sinh một cuộc đời mới trong quan niệm của người Trung Hoa cổ đại. Ngoài việc xây dựng những lăng mộ có tầm vóc lớn, người Trung Hoa còn ướp xác để bảo quản thi thể lâu dài, tỏ lòng tôn kính, tiếc thương với người đã khuất. Tại Trung Quốc, các nhà khảo cổ đã khai quật được không ít các xác ướp được bảo quản gần như nguyên vẹn. Trong đó nổi tiếng nhất phải nói đến xác ướp của Tân Truy phu nhân.
                                                         Xác ướp Tân Truy phu nhân

Xác ướp người phụ nữ cổ đại này có tên là Tân Truy (213-263 TCN), phu nhân của hầu tước Lợi Thương sống trong  thuộc triều đại nhà Hán và trở nên nổi tiếng khắp thế giới sau khi được phát hiện vào năm 1972.Dù có niên đại lên đến 2.100 năm tuổi nhưng  vẫn có một làn da mềm mại, tóc, lông mi mắt và thậm chí cánh tay và chân vẫn có thể uốn cong bình thường. Chính những điều dị thường này khiến đây được coi là xác ướp bảo tồn tốt nhất trong lịch sử thế giới. Bên cạnh đó, còn hàng trăm hiện vật và tài liệu có giá trị, như một tủ quần áo với 100 sản phẩm may mặc bằng lụa, 160 tượng gỗ tượng trưng cho người hầu, đồ trang điểm và các vật dụng dùng khi tắm. Theo các nhà nghiên cứu cho biết, xác ướp của Tân Truy phu nhân được quấn trong hơn 20 lớp lụa và sau đó được đặt trong 4 lớp quan tài có chứa than củi và được gắn bằng đất sét ở bên ngoài, để làm cho quan tài kín đến mức vi khuẩn không thể thâm nhập.Xác ướp Tân Truy phu nhân 2100 tuổi là một trong những phát hiện khảo cổ gây "chấn động" nhất được tìm thấy trong thế kỷ XX, giúp các nhà nghiên cứu có thêm nhiều nguồn tư liệu về đời sống, văn hóa và phong tục trong thời kỳ nhà Hán trị vì.
                                        Dung nhan Tân Truy phu nhân được phục dựng

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.