はりくよーLễ cầu siêu cho những chiếc kim gãy

      
Ngày 8-2 là ngày Hari Kuyo, theo truyền thống của đạo Phật là  ngày tổ chức lễ cầu siêu cho những chiếc kim bị gãy trong năm cũ, những chiếc kim được coi là đã hy sinh cả đời mình cho sự nghiệp phục vụ nhân loại. Nếu không có những chiếc kim thông minh và lanh lợi ấy thì quần áo chúng ta sẽ không thể khâu lại được và những bộ Kimono sẽ không thể khôi phục lại như cũ sau mỗi lần giặt. Dịp lễ này thường được tổ chức tại các trường dành cho học sinh nữ.


Một chiếc án thờ ba bậc nhỏ được dựng lên và trang trí bằng những chiếc dây cùng những dải giấy trắng linh thiêng. Bàn thờ trên cùng bày hoa quả và bánh ngọt để cúng tế. Bàn giữa đặt một chiếc bánh Tofu (Đậu phụ) và bàn dưới cùng bày những dụng cụ khâu vá  như chỉ, kéo và đê. Chiếc bánh Tofu trở thành một tấm đệm mềm mại và mát mẻ cho những chiếc kim không may “yên nghỉ”. Đó cũng là nơi làm dịu nổi đau để những chiếc kim có thể sống một cách thoải mái sau những ngày làm việc vất vả. Người ta còn hát lên những bài kinh cầu nguyện, đặc biệt là trong những trường tu Phật giáo để cầu siêu cho những chiếc kim gãy được thanh thản và cũng để làm dịu đi nổi đau tinh thần cho chúng.

Ở Tokyo, những chiếc bánh Tofu chứa đêỳ kim gãy bày được đưa tới một ngôi đền với nghi lễ mà những người thợ may và  những người có niềm tự hào về sản phẩm may vá rất yêu thích. Mặc dù không ai rõ nguồn  gốc của phong tục thú vị này., son g những người dân địa phương ở đây vẫn coi việc đưa những chiếc kim gãy đến đền Kada ( Tiếng địa phương gọi là Awashima-sama)là một việc làm tốt lành bởi ngôi đền này thờ vị Thánh Lương y cổ.  Thánh Awashima-sama cũng được thờ ở đền Senso-ji, khu Asakusa của Tokyo, vì thế, hằng năm người ta vẫn tổ chức những dịp lễ kim long trọng ở đây.Đền thăm ngôi đền này, du khách có thể dễ dàng nhận thấy vẻ đẹp của phong tục kì thú này.
Dường như không có gì đáng ngạc nhiên khi những chiếc kim được coi như có một cuộc đời sống động . Trong tay cô thợ may tài ba , những chiếc kim như bay lượn và dường như có cuộc sống của riêng nó. Bên cạnh đó, những chiếc kim cũng khác nhau về độ bóng và độ cứng như chính con người vậy.

Ở thời mà kim chưa được sản xuất hàng loạt, việc làm ra chiếc kim là cả một nghệ thuật công phu, nó đòi hỏi người thợ thủ công gần như phải dồn hết tất cả tâm huyết của mình vào đó. Vì vậy, khi bị gãy, những chiếc kim ấy cần phải được cất đi một cách cẩn thận, chứ không thể vứt bừa lên chiếu Tatami để chúng có thể làm đau người khác.

             Mary Evans Richie (Theo Văn hóa Nhật Bản-NXB Thề giới) 

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.