Sumo- Võ thuật truyền thống Nhật Bản (P2)


3. Trận đấu Sumo

Hàng năm, Nhật Bản tổ chức 6 giải vô địch Sumo quốc gia. Trong số này, 3 giải diễn ra ở Tokyo (vào tháng 1, 5 và 9), 1 giải ở Osaka (tháng 3), 1 giải ở Nagoya (tháng 7) và 1 giải ở Fukuoka (tháng 11)
- Mỗi giải bắt đầu vào ngày chủ nhật và diễn ra trong vòng 15 ngày. Mỗi võ sĩ tham gia thi đấu 1 trận 1 ngày.



Luật thi đấu

  • Theo quy định, hai võ sĩ Sumo thi đấu trong một vòng tròn, ai đẩy được đối thủ ra khỏi vòng hoặc quật ngã, làm cho bất kỳ bộ phận trên người đối thủ , trừ lòng bàn chân chạm đất sẽ giành chiến thắng.
  • Trong thi đấu Sumo, không cho phép dùng đòn đá, đòn cùi chỏ, không được nắm tóc, không được đấm, không được xia vào mắt hoặc tấn công hạ bộ nhưng được húc vào người đối thủ, được ngáng chân thậm chí được tát vào mặt đối thủ.
  • “Sumo” không giới hạn thời gian đấu, vì thường chỉ kéo dài vài giây hay nhiều lắm là 2-3 phút. Ai bị đẩy ra ngoài vòng hoặc té chống tay hay đầu gối trước là thua.
  • Sumo thi đấu không phân biệt theo hạng cân, do đó khán giả rất thích thú khi xem trận đấu giữa một võ sĩ nhẹ cân hơn, thấp hơn đấu với võ sĩ to hơn và không phải lúc nào kẻ to lớn hơn cũng thắng.

Các nghi thức

  • Trước mỗi trận đấu là nghi thức dậm chân và khởi động của hai võ sĩ. Đây là bài tập mang tính truyền thống rất quan trọng.


  • Tiếp đó là lễ tẩy uế trong Thần Đạo hay còn gọi là lễ ném muối.. Mỗi đấu thủ thực hiện nghi lễ này theo một phong cách riêng và họ tỏ rõ được uy lực của mình ngay từ cái nhìn đầu tiên. 4 phút sau khi nghi lễ Shinto kết thúc, hai đấu thủ bắt đầu dùng hết sức bình sinh lao vào nhau - cú húc đầu tiên có tên gọi Tachi-ai. Trận đấu thực sự bắt đầu. Được biết đây là nghi lễ bắt buộc trước khi cuộc đấu diễn ra. Các Sumo vốc những nắm muối tinh khiết rải khắp sới vật để tẩy uế võ đài, xua đuổi ma quỷ và chứng minh mình trong sạch. Nhiều đô vật còn rải muối xung quanh họ để mong không bị thương khi thi đấu.

Võ đài


  • Võ đài thi đấu của các võ sĩ Sumo được gọi là Dohyo với đường kính 4,55 m.
  • Vòng tròn được bện bằng rơm khô nằm lọt thỏn bên trong cái bệ cao hình vuông làm từ đất sét trộn với cát.



  • Bên trên võ đài Dohyo là mái che treo Tsuriyane được thiết kế cầu kỳ. - Mái che mô phỏng theo kiến trúc của mái đền Thần Đạo. Điều này thể hiện sức ảnh hưởng mạnh mẽ của tín ngưỡng Thần Đạo trong Sumo.

Trọng tài

  • Trọng tài trong trận đấu Sumo được gọi là Gyoji. Ngoài nhiệm vụ phân định thắng thua, trọng tài còn chủ trì các nghi thức Thần đạo liên quan đến trận đấu.
  •  Trọng tài chính trên võ đài, thường là một nguời chỉ khoảng 45-55 kg, mặc như một thầy cúng Thần đạo, miệng thì hò hét “nhào vô” (!!!), tay cầm thẻ lệnh trông giống cái “quạt” gọi là “Gunbai” để ra lệnh. Bốn góc có 4 trọng tài phụ, đều là các tay võ sĩ nổi tiếng đã về hưu.
  • Cũng như các đấu sỹ, trọng tài cũng có nhiều cấp bậc, cấp cao nhất gọi là Tate-gyoji. Những trọng tài ở cấp bậc này mặc trang phục truyền thống giống như các vị thầy tu trong Thần Đạo. Khi điều khiển một trận đấu, tay phải trọng tài cầm 1 cây quạt gỗ, trên thắt lưng giắt 1 chiếc dao găm.

4. Ý nghĩa của văn hóa Sumo trong văn hóa Nhật Bản

  •  Những nguyên tắc vàng trong môn võ Sumo đã cho thấy tinh thần nhân văn cao cả của văn hóa Nhật Bản. Người Nhật luôn biết tôn trọng đối thủ và ngay thẳng. Họ sẽ không làm hại đối thủ của mình bằng những thủ thuật thấp hèn và không đàng hoàng.
  • Cùng với đó mỗi trận đấu Sumo là một lần tinh thần mãnh liệt của người Nhật được nâng cao. Họ quyết liệt ngay từ những giây phút đầu tiên, họ sẵn sàng lăn xả vào trận quyết chiến với tinh thần cao nhất và được chuẩn bị chu đáo nhất.



  •  Và đặc biệt bản lĩnh và sự kiên cường của người Nhật được thể hiện rõ nét trong hình ảnh của những anh chàng Sumo. Bởi không phải đơn giản để có thể trở thành một Sumo chuyên nghiệp và được thừa nhận. Quá trình rèn luyện của họ vô cùng gian nan, đầy thử thách.
  •  Như vậy có thể thấy, người Nhật đã truyền vào môn thể thao truyền thống những tinh thần, giá trị văn hóa tiêu biểu của người Nhật Bản. Và để người ta thấy được những nét truyền thống đó tới nay vẫn luôn được duy trì và phát triển bất chấp những công nghệ tiên tiến đang thống trị cuộc sống.


Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.